Đã sống ở vùng Paris, chắc chẳng mấy ai không biết hoặc chưa từng nghe nói tới « marché aux puces », tức là các khu chợ chuyên bán đồ cũ. Thực ra, « marché aux puces » trong tiếng Pháp, nếu dịch sát n
Cuộc sống du học tại Pháp

1. Nhà ở tại Pháp
Trước khi tiến hành tìm nhà tại Pháp, bạn
nên xác định loại nhà mình muốn thuê tùy theo khả năng tài chính hiện có và thời
gian lưu trú. Giá thuê nhà là khá cao nhưng sinh viên nước ngoài được hưởng trợ
cấp nhà ở như sinh viên Pháp.
-
Ký túc xá sinh viên ( Cités-U):
Nằm trong
khuôn viên của trường Đại học hoặc trong thành phố, các khu ký túc xá sinh
viên, còn được gọi là “ cités universitaires” hoặc “cités-U” được đặt dưới sự
quản lý của các trung tâm phục vụ sự nghiệp Đại học và giáo dục phổ thông khu vực
(CROUS). Các trung tâm này cung cấp các phòng đơn đã có sẵn đồ đạc với diện
tích từ 10 đến 12 m2, hoặc các studio khép kín được trang bị tương đối đầy đủ.
Giá thuê nhà trung bình dao động từ 200 đến 400 euro một tháng, chưa kể trợ cấp.
Do số lượng phòng hạn chế nên không phải lúc nào sinh viên cũng có thể tiếp cận
được với loại hình này, đặc biệt là tại Paris. Số phòng này thường được ưu tiên
cho sinh viên có học bổng, đặc biệt là sinh viên hưởng học bổng của Chính phủ
Pháp và sinh viên trong các chương trình trao đổi.
Để
biết thêm thông tin:
Trung tâm phục vụ sự nghiệp đại học và giáo dục phổ thông
quốc gia (CNOUS):www.cnous.fr/_vie_28.htm
Cổng thông tin điện tử của Hiệp hội phát triển nhà ở sinh
viên (ADELE):www.adele.org
- Công cụ trực tuyến của các CROUS:www.lokaviz.fr nhờ đó mà gần 60000 sinh viên đã tìm được
nhà ở. Nhà ở mang thương hiệu Lokaviz có tiêu chí phù hợp với cuộc sống sinh
viên. La clé, công cụ hỗ trợ đặt cọc thuê nhà sinh viên: được Nhà nước đảm bảo,
sẵn có trong nhiều trường (ngoài các lãnh thổ hải ngoại), giúp sinh viên tìm được
người bảo lãnh để thuận lợi trong việc thuê nhà.
- Công cụ này được áp dụng cho mọi sinh viên:
•
Có
thu nhập nhưng không có gia đình, bạn bè hay ngân hàng bảo lãnh
•
Tìm
nhà ở Pháp để học tập
•
Tuổi
dưới 28 tính đến ngày 1/9 của năm ký hợp đồng nhà. Xin
CLE thực hiện trên web Lokaviz.
-
Ký
túc xá sinh viên tư nhân:
Các ký túc xá tư nhân dành cho sinh viên
được đặt tại các thành phố lơn. Những năm gần đây, loại hình này phát triển rất
nhanh nhằm đáp ứng sự thiếu hụt về nhà ở sinh viên trong các cités-U. Tiền thuê
nhà dao động trong khoảng từ 600 đến 800 euro 1 tháng tại Paris và từ 400 đến
700 euro tại các tỉnh, chưa tính trợ cấp nhà ở. Loại hình này có phí làm hồ sơ
khoảng 200 euro-500 euro.
-
Nhà
ở tư nhân:
Bạn có thể thuê một phòng đơn, một căn
phòng khép kín hay một căn hộ hoàn chỉnh của tư nhân. Giá thuê tương đối cao, đặc
biệt là tại các thành phố lớn, nhất là Paris. Nhìn chung, nguồn thu nhập hàng
tháng bắt buộc phải cao hơn khaongr 3 lần so với tiền thuê nhà. Để thuê được
nhà loại nay, sinh viên thường phải có người bảo lãnh cũng phải có tiền đặt cọc.
-
Thuê
nhà qua trung gian hay trực tiếp của chủ sở hữu
Trên các trang web rao vặt miễn phí,
chúng ta thương gặp các công ty trung gian nhưng đôi khi là chính chủ sở hữu.
Khác với ở Việt Nam, không nhất thiết phải trả tiền để có thể đến xem một căn hộ.
Các công ty trung gian thường thu một khoản phí tương đương với một tháng thuê
tiền nhà. Cần lưu ý rằng một số công ty yêu cầu trả tiền cho việc tiếp cận với
các danh sách rao vặt. Bạn cần biết rằng bạn không bắt buộc phải sử dụng loại
hình dịch vụ này bởi bên cạnh đó còn có rất nhiều trang web quảng cáo miễn phí khác.
Khi thuê nhà trực tiếp từ chính phủ, chúng ta sẽ tránh được việc phải trả phí
trung gian.
-
Thuê
nhà ở chung:
Những người thuê nhà chung sẽ cùng nhau
ký hợp đồng với chủ nhà, tất cả đều có quyền lợi như nhau đối với căn nhà thuê
chung. Không có một quy định đặc biệt nào đối với loại hình này: người chủ cho
thuê và những người trong nhóm thuê nhà chung đều có những quyền và nghĩa vụ giống
như một người riêng lẻ đi thuê nhà. Lưu ý: để mỗi một người trong nhóm thuê nhà
chung đều nhận được tiền trợ cấp thuê nhà, thì tên của mỗi người trong nhóm
thuê chung đều được ghi trong hợp đồng thuê nhà. Ngoài ra, hợp đồng thường được
thêm một “điều khoản đoàn kết”. Theo đó, trong trường hợp một trong những người
thuê nhà không thể trả được phàn tiền thuê của minh, người chủ cho thuê có quyền
yêu cầu những người khác trong nhóm trả phần tiền đó. Điều khoản này được áp dụng
trong suốt khảng thời gian có hiêu lực của hợp đồng.
-
Cho
thuê lại nhà:
Về mặt nguyên tắc, một người đi thuê nhà
không thể cho người khác thuê lại chỗ ở đó. Để làm được điều này, người thuê
nhà cần phải nhận được sự đồng ý bằng văn bản của chủ nhà. Thiếu văn bản này,
bên cho thuê có quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng thuê ngay lập tức đồng thời yêu
cầu một khoản tiền đền bù từ người thuê lại nhà. Luật quy định rằng người thuê
nhà không có quyền thu từ người thuê lại một khoản tiền thuê lớn hơn tiền nhà
mà người đó phải trả cho bên thuê.
Lưu ý: cần xác minh xem
người cho thuê lại nhà có nhận được sự đồng ý từ phía người chủ cho thuê hay
không. Tiếp đó, bạn cần ký hợp đồng cho thuê lại nhà. Hợp đồng cần phải chỉ rõ
số tiền thuê nhà, ngày thanh toán, thời hạn cho thuê, nghĩa vụ của các bên và
việc phân chia các khoản phí.
-
Sống
tại nhà người bản xứ
Sống tại nhà của người bản xứ có thể là
một cách tuyệt vời đê hiểu thêm về văn hóa và cuộc sống thường nhật của người
pháp và có thể nhanh chóng tiến bộ trong việc học tiếng.
Loại hình này thường phù hợp với khoảng
thời gian lưu trú ngắn, loại hình này cho phép thuê một căn phòng đã đủ đồ đạc”tại
một gia đình bản xứ”. Đôi khi việc thuê nhà cũng kèm theo những điều kiện ( ví
dụ như: giữ trẻ vào một vài giờ trong ngày:
-
Quỹ
trợ cấp nhà ở gia định (CAF)
CAF là cơ quan quản lý các yêu cầu xin
trợ cấp và rót các khoản trợ cấp nhà ở. Có hai loại trợ cấp nhà ở ( không được
hưởng cùng lúc và tùy vào loại hình nhà thuê): trợ cấp nhà ở xã hội (ALS) và hỗ
trợ nhà ở dành cho cá nhân (APL). Số tiền trợ cấp thay đổi theo tiền thuê nhà
và tình hình của mỗi sinh viên. Trong trường hợp thuê chung nhà, mỗi một người
trong nhóm thuê chung đều có thể được nhận trợ cấp với điều kiện là tên họ phải
được ghi trong hợp đồng thuê nhà.
Để biết thêm thông tin:
Thông tin và nộp hồ sơ trực tuyến trên
trang web của quỹ trợ cấp nhà ở gia đình ( la Caisse d’Allocations
Familliales-CAF): www.caf.fr
Lưu ý: Ngày càng có nhiều
cơ sở giảng dạy triển khai các hoạt động đón tiếp sinh viên nước ngoài: hỗ trợ
tìm nhà ở, hệ thống bảo lãnh, đón tiếp khi đến, tổ chức các ngày hội nhập và hỗ
trợ hành chính.
2. Phương tiện liên lạc:
Trước
đây, France Telecom (còn được gọi là “nhà cung cấp dịch vụ truyền thống”) là
nhà cung cấp dịch vụ điện thoại duy nhất. Từ vài năm trở lại đây, các nhà cung
cấp tư nhân ngày càng trở nên đông đảo và sự cạnh tranh góp phần thúc đẩy sự
phát triển của các gói dịch vụ giá rẻ cũng như của các dịch vụ kết hợp ( được gọi
là “dịch vụ ba trong một”: Điện thoại cố định, truyền hình, internet) và/hoặc dịch
vụ tiêu thụ không giới hạn.
Lưu ý: Hóa đơn của tất
cả các dịch vụ này cần phải được lưu giữ, tôt nhất là trong ít nhất một năm. Bởi
chúng cũng có thể được sử dụng như một bằng chứng về địa chỉ lưu trú.
-
Điện
thoại di động:
Các nhà cung cấp dịch vụ chính là
Orange, SFR, Bouygues Telecom và mới đây là Free. Cạnh tranh trong lĩnh vực này
cũng khá lớn, và các bạn có thể tìm thấy rất nhiều dịch vụ giá rẻ và các gói
khuyến mãi, đặc biệt là trong dịp Noel.
Một
số mức phí tham khảo:
Chi
phí dự kiến trong tháng đầu khi tới Pháp
Bạn
cần dự kiến một ngân sách khoảng 1700 euro cho tháng đầu khi vừa tới Pháp để
chi trả:
•
Tiền thuê nhà 400 euro ( 200euro trong
ký túc xá sinh viên)
•
Đặt cọc nhà ở 400 euro (1 tháng tiền
thuê nhà)
•
Bảo hiểm nhà ở một năm 60 euro
•
Phí ghi danh khi làm thủ tục nhập học
184 euro đến 610 euro
•
Đăng ký bảo hiểm y tế 217 euro
•
Bảo hiểm y tế bổ sung tự nguyện 70 euro
đến 285 euro
3. Bảo hiểm xã hội
Tại Pháp, chi tiêu cho y tế được đảm bảo
rằng một hệ thống bảo hiểm y tế bắt buộc, được gọi là hệ thống an sinh xã hội
(“la Sécurité Sociale” hay gọi là “la Sécu”)
-
Bảo hiểm y tế (la”Sécu”)
Khi tiến hành đăng ký nhập học? Sinh viên sẽ tiến hành
đăng ký bảo hiểm y tế (“affiliation”). Cần phải lựa chọn giữa hai trung tâm bảo
hiểm xã hội là LMDE hoặc một tập đoàn SMER (ví dụ như SMEREP tại Paris, SMERRA
tại vùng Rhome-Alpes, SMEBA tại Bretagne…) Sau đó cần tiến hành lựa chọn một
bác sĩ điều trị riêng.
Bảo hiểm xã hội sẽ chi trả trung bình 70% các chi phí
khám chữa bệnh.
Các hình thức bảo hiểm bổ sung hay tương hỗ dành riêng cho sinh viên có thể chi trả nốt phần còn lại.
Để
có thêm thông tin:
•
La
Mutuelle des Étudiants ( Bảo hiểm tương hỗ dành cho sinh viên): www.lmde.fr
•
Emevia
( Mạng lưới bảo hiểm tương hỗ sinh viên): www.emevia.com/etudiants-etrangers
-
Đối với sinh viên nước ngoài
Điều kiện để
đăng ký bảo hiểm cũng giống như đối với các sinh viên Pháp. Sinh viên thuộc một
nước thứ ba ( ngoài khu vực kinh tế châu Âu), dưới 28 tuổi tính đến ngày mùng 1
tháng mười, theo học một khóa đào tạo dài hơn ba tháng trong một cơ sở giảng dạy
được cấp phép, sẽ tự động được đăng ký vào hệ thống bảo hiểm xã hội sinh viên
(hệ thống an ninh xã hội của Pháp). Việc đăng ký này sẽ được tiến hành tại trường
vào thời điểm đăng ký ghi danh. Phí bảo hiểm một năm khoảng từ 150 đến 500 euro
( một số sinh viên, đặc biệt là các bạn được hưởng học bổng, sẽ được miễn khoản
phí này)
Các sinh viên
trên 28 tuổi cần phải đăng ký trực tiếp bảo hiểm y tế thông qua Quỹ bảo hiểm y
tế cấp một (CPAM) gần nhất với nơi lưu trú (tất cả các địa chỉ đều có trên
trang web của Bảo hiểm xã hội:
-
Mức
phí khám bệnh
+
Bác sĩ đa khoa: từ 23 euro trở lên ( được hoàn trả 14 euro)
+
Bác sĩ chuyên khoa: từ 25 euro trở lên ( được hoàn trả 19 euro)
Lưu ý: mức phí dịch vụ
tối thiểu, được dùng làm cơ sở để tính mức hoàn trả của Bảo hiểm xã hội, được gọi
là “mức phí quy ước” (“conventionnés”) Các bác sĩ có thể quy định mức phí cao
hơn tuy nhiên mức hoàn trả của bảo hiểm vẫn là không đổi.
4. Việc làm
Luật pháp của Pháp cho phép xinh viên nước
ngoài làm việc trong khi học với một thời lượng quy định và sau khi có bằng
tương đương bậc Master. Có rất nhiều loại hình công việc làm thêm phù hợp với
thời gian biểu và hoàn cảnh của sinh viên. Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu
và cân đối thời gian để không bị ảnh hưởng đến việc học tập của mình.
-
Làm
việc tại Pháp trong khi học
Luật của Pháp cho phep sinh viên nước
ngoài được làm việc. Giấy phép cư trú (VLS-TS do OFII xác nhận hoặc thẻ cư trú
–sinh viên) chính là cơ sở cho phép sinh viên tạm thời được làm một công việc
được trả lương trong giới hạn 60% thời lượng lao động một năm theo quy định
(tương đương với 964 giờ một năm) mà không cần có sự cho phép nào khác về mặt
hành chính trước đó..
Lưu ý: Thời gian thực tập
của sinh viên trong khuôn khổ khóa học ( với một thỏa thuận thực tập), được trả
lương hay không, đều không được khấu trừ vào thời gian được phép lao động của
sinh viên. Mức lương tối thiểu theo giờ (SMIC theo giờ) là 9.88 euro trước thuế
(nghĩa là trước khi trừ phần đóng góp bảo hiểm xã hồi bắt buộc khoảng 20%)
-
Việc
làm sinh viên tại các trường đại học
Sinh viên nước ngoài cũng có thể làm
thêm thông qua việc đảm nhận các hoạt động sau: đón tiếp sinh viên, hỗ trợ và
kèm cặp sinh viên tàn tật, học kèm, hỗ trợ tin học, hoạt náo viên trong các hoạt
động văn hóa, giúp đỡ hòa nhập nghề nghiệp, quảng bá chương trình đào tạo..
Thời gian tối đa của hợp đồng là mười
hai tháng từ ngày 1 tháng 9 đến 31 tháng 8. Luật pháp của Pháp cho phép sinh
viên nước ngoài làm việc trong khi học và sau khi tốt nghiệp. Thời gian thực
làm không được vượt quá 670 giờ trong khoảng từ ngày 1 tháng 9 đến 30 tháng 6
và không được vượt quá 300 giò trong khoảng từ ngày 1 tháng 7 đến 31 tháng 8.
-
Làm
việc tại Pháp sau khi tốt nghiệp
Sinh
viên quốc tế, sau thời gian học tập và có bằng Master hay Licence Pro, có thể
xin giấy phép lưu trú tạm thời có thời hạn 12 tháng được gọi là APS
(Autorisation Provisoire de Séjour). APS giúp sinh viên tốt nghiệp các bằng cấp
nêu trên được làm một công việc toàn thời gian trong lĩnh vực liên quan đến bằng
cấp đ ã đạt. Trong trường
hợp kiếm được hợp đồng làm việc tối thiểu 1 năm trong cùng lĩnh vực của bằng cấp
đã đạt với mức lương gấp rưỡi lương tối thiểu (SMIC) thì có thể xin thẻ lưu trú
cho người lao động hưởng lương với một số điều kiện nhất định.
5. Quản lý chi tiêu
-
Ngân
hàng
Việc mở một tài khoản ngân hàng sẽ được
tiến hành trên cơ sở sản xuất trình hộ chiếu, giấy chứng nhận nhập học và một
loại giấy chứng nhận địa chỉ lưu trú (hóa đơn tiêu thụ điện hoặc điện thoại, giấy
chứng nhận đã nộp tiền nhà, giấy chứng nhận về nơi lưu trú…) trong vòng 6 tháng
trở lại. Do đó, bạn cần phải tìm một nơi ở trước khi mở tại khoản ngân hàng, để
có được một giấy chứng nhận mang tên mình. Và nếu như bạn không phải người trực
tiếp thuê nhà, điều cần thiết là người đang cho bạn ở cùng làm cho bạn một giấy
chứng nhận địa chỉ lưu trú.
-
Phương
tiện thanh toán
Cùng với việc mở tài khoản bạn sẽ có quyền
sở hữu một tập séc và/hoặc một thẻ ngân hàng (gọi là “carte bleu”). Thẻ thanh
toán này cho phép bạn rút tiền tại bất cứ máy rút tiền tự động nào cũng thanh
toán tại phần lớn các cửa hàng và các trang web thương mại. Séc vẫn là một
phương tiện thanh toán được sử dụng nhiều tại Pháp. Tại các cửa hàng, đối với
những món hàng có giá trị không quá 10 euro, thường thi bạn sẽ phải trả bằng tiền
(“tiền mặt”). Phí sử dụng thẻ ngân hàng: khoảng 15 đến 40 euro một năm. Sổ séc
thường được cấp miễn phí
-
Thấu
chi
Khi khoản tiền thanh toán vượt quá số dư tài khoản, tài khoản của bạn sẽ chuyển sang trạng thái nợ. Điều này được gọi là “tài khoản thấu chi”. Khi mở một tài khoản, các ngân hàng sẽ xác định số tiền thấu chi tối đa cho phép.
Cần lưu ý rằng ngay cả khi các ngân hàng
cho phép thấu chi, họ sẽ tính một mức phí (“agios”) khá cao mỗi ngày cho đến
khi tài khoản quay trở lại tình trạng có số dư. Nếu bạn vượt quá mức thấu chi
được phép, bạn sẽ có nguy cơ bị cấm sử dụng dịch vụ ngân hàng và séc và thẻ
ngân hàng của bạn bị khóa.
-
Thuế
•
Thuế thu nhập cá nhân
Trong trường hợp bạn làm việc trong thời gian lưu
trú tại Pháp, bạn cần phải đóng thuế thu nhập. Việc khai và nộp thuế sẽ được tiến
hành vào năm sau. Bạn có thể khai thuế trực tuyến trên trang web của cơ quan
thuế: www.impots.gouv.fr
•
Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là một loại thuế chung
đánh trên tiêu dùng. Mức thuế thông thường là 20% kể từ 01/01/2014.
•
Thuế nhà ở
Thuế này được áp dụng với những người sử dụng bất động
sản. Nó được dành để tài trợ cho ngân sách của các xã/thành phố hoặc nhóm liên
xã. Mức thuế phụ thuôc vào từng xã/thành phố. Đó là số tiền mà người sử dụng
nhà ở phải trả vào ngày mùng một tháng một của năm tính thuế. Như vậy, trong
trường hợp đi thuê nhà, loại thuế này sẽ do người thuê nhà trả.
6. Tiêu tiền
-
Đi
chợ
Không giống như ở Việt Nam, tại các
thành phố lớn của Pháp không có những người bán hàng rong. Các khu chợ do thành
phố tổ chức, thường họp một lần một tuần. Số lượng chợ tại Pháp ít hơn ở Việt
Nam nhưng có quy mô lớn hơn. Khu vực họp chợ có thể bao trùm một quảng trường
hoặc nhiều con phố, và cấm đường trong phiên họp. Người Pháp thường đi chợ tại
các siêu thị, mở cửa từ thứ hai đến thứ bảy, từ 9h đến 20h. Các đại siêu thị
thường nằm ở ngoại ô thành phố, có giá rẻ và đóng cửa muộn hơn.
Các cửa hàng trên phố thường cung cấp
các dịch vụ và sản phẩm có chất lượng tốt hơn như các cửa hàng bánh mì, cửa
hàng thịt, đồ nguội,… cửa
từ 8h hoặc 9h đến 19h, 6 ngày một tuần, trong đó có cả buổi sáng chủ nhật. Thứ
hai thường là ngày các cửa hàng này đóng cửa . Ngoài ra còn có các cửa hàng
bách hóa hoạt động về đêm, khá tiện lợi tuy nhiên giá cả thường đắt hơn.
Chợ truyền thống thường họp 2 đến 3 lần
một tuần tại các khu phố hoặc quảng trường trong đó có một lần vào ngày cuối tuần
từ 8h đến 13h.
Tại các thành phố có trường Đại học, bạn
có thể tìm thấy các món ăn của mọi quốc gia trên thế giới với đủ mọi mức giá. Cần
7 euro cho một bữa ăn nhanh, 5 đến 8 euro cho một chiếc bánh sandwich và từ 10
đến 20 euro cho một bữa ăn tại một quán cà phê, quán bia hay khách sạn trên phố.
Các quán cà phê là một đại điểm quan trọng trong đời sống xã hội. Bạn có thể tới
một mình hay cùng một nhóm, tất cả các thời điểm trong ngày đều có thể trở
thành những phút giây nghỉ ngơi tại đây. Các quán cà phê thường mở cửa rất sớm
và đóng cửa muộn, vào khoảng 22 giờ hoặc muộn hơn.
Dịch
vụ chụp ảnh tự động (Photomaton): Bạn cần những bức ảnh thẻ đúng quy cách để phục
vụ cho đăng ký nhập học, xin thẻ lưu trú. Bạn có thể chụp ảnh tại các quầy chụp
ảnh tự động được đặt ở các tòa thị chính, bến tàu điện ngầm, nhà ga và một số
siêu thị.
Giá
dịch vụ thường là 5 euro cho 5 tấm ảnh.
7. Giao thông
-
Giao
thông công cộng
Tại hầu hết các thành phố thủ phủ của
các tỉnh, giao thông công cộng được đảm bảo bằng mạng lưới xe bus hoặc tàu điện.
Các thành phố Lille, Lyon, Marseille, Toulouse, Rennes và Paris đều có mạng lưới
tàu điện ngầm (métro). Mạng lưới tàu điện ngầm tại Paris là phát triển nhất và
đây cũng là phương tiện giao thông được ưu tiên nhất. Được nối tiếp bằng mang
lưới tàu nhanh của vùng (RER), mạng lưới tàu điện này bao phủ cả Paris và các
vùng ngoại vi ( với bán kính lên tới 30km từ Paris). Vé đi tàu được bán lẻ hoặc
bán theo tập 10 vé, giá vé tùy thuộc vào mỗi thành phố và dao động từ 1 đến 1,5
euro một vé. Các gói vé tuần, vé tháng thậm chí là vé năm được bán ở khắp nơi.
Ví dụ như một thẻ tháng cho phép sử dụng xe bus, tàu điện hoặc tàu điện ngầm
không giới hạn tại Paris có giá là 75.2 euro.
-
Taxi
Giá dịch vụ taxi tại Pháp được kiểm soát
rất chặt tuy nhiên giá này vẫn đắt hơn so với ở Việt Nam. Ví dụ như chặng đường
từ sân bay Roissy Charles de Gaulle đến trung tâm Paris có giá khoảng 40 euro.
Giá một cuốc xe tối thiểu là 6.6 euro và mỗi km có giá từ 2.1 đến 2.7 euro. Giá
này sẽ cao hơn vào ban đêm, chủ nhật và các ngày lễ hoặc khi bạn có nhiều hành
lý.
-
Tàu
hỏa
Được quản lý bởi Công ty đường sắt quốc
gia (SNCF), mạng lưới đường sắt tại Pháp rất phát triển và có vẻ như còn giúp
di chuyển nhanh hơn máy bay nhờ vào các tàu tốc độ cao (TGV). Có rất nhiều mức
giá ưu đãi tuy theo ngày, giờ, ngày lấy vé và tuổi của hành khách. Nên mua vé
có được giá tốt nhất. Vé được bán tại các nhà ga hoặc trên trang web của SNCF: www.voyages-sncf.com
Một chuyến tàu TGV từ Paris đến
Marseille (800 km) thường có giá từ 30 đến 60 euro và kéo dài khoảng 3 giờ 10
phút.
Thẻ 12-27: thẻ này dành cho mọi đối tượng
dưới 27 tuổi và là một loại thẻ giảm giá đối với mọi loại vé tàu tại Pháp. Mức
giảm giá 30% sẽ được áp dụng với tất cả các loại vé. Mức này có thể lên tới
60%. Thẻ này có giá 50 euro và có hiệu lực trong vòng một năm. Thẻ TGVmax: dành
cho các bạn từ 16 đến 27 tuổi có giá 79 euro/tháng. Thẻ này cho phép bạn di
chuyển không giới hạn trong nước Pháp bằng tàu cao tốc.
-
Máy
bay:
Nước pháp được nối liền với các nước
tren thế giới một cách nhanh chóng nhờ vào rất nhiều sân bay quốc tế. Phần lớn
các thành phố của Pháp đều được phục vụ bằng đường hàng không. Vé máy bay được
bán tại các hãng du lịch hoặc trên internet. Đối với các tuyến đường nội địa,
di chuyển bằng tàu thường rẻ hơn so với máy bay.
-
Ô
tô, mô tô:
Chất lượng tốt của mạng lưới đường bộ
khiên ô tô và mô tô trở thành những phương tiện yêu thích của người Pháp. Các
tuyến đượng cao tốc có chất lượng rất tốt và cho phép di chuyển với tốc độ lên
tới 130km/giờ. Chi phí thuê một chiếc ô tô trong thời gian ngắn ( 1 ngày) là
vào khoảng 30 euro. Giá một lít xăng dao động từ 1,1 đến 1,6 euro.
-
Giấy
phép lái xe
Nếu bạn đã có bằng lái xe tại Việt Nam,
bạn sẽ được phép lái xe tại Pháp với một vài điều kiện. Lái xe khong bằng lái
là một tội nghiêm trọng (1 năm tù giam và 15000 euro tiền phạt). Việc sử dụng
xe máy ít phổ biến hơn so với ở Viêt Nam. Bạn có thể lái một chiếc xe máy nhỏ
hơn 50 phân khối mà không cần bằng lái.
-
An
toàn giao thông đường bộ
Tất cả các phương tiện đều cần phải được
bảo hiểm. Việc cài dây an toàn khi đi ô tô và đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe
máy là bắt buộc. Vận tốc được kiểm soát rất chặt chẽ bởi cảnh sát và rất nhiều
các ra đa tự động.
Lưu ý: khác với ở Việt
Nam, luật giao thông của Pháp rất nghiêm và cảnh sát thường rất kiên quyết.
Chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu kĩ về luật giao thông đường bộ Pháp trước khi
lái xe. Các sách hướng dẫn được bán khắp nơi tại các nhà sách. Do mật độ giao
thông thấp hơn nên vận tốc trung bình trong thành phố dao động từ 40 đến
50km/giờ. Các thói quen lái xe cũng rất khác so với Việt Nam. Ví dụ như quyền
ưu tiên dành cho các phương tiện phía bên phải, thói quen nhường đường, ưu tiên
tuyệt đối cho người đi bộ….
-
Xe
đạp
Di chuyển bằng xe đạp trong thành phố là
một phương thức rất thuận tiện và khá an toàn khi chúng ta thuân thủ đúng bộ luật
giao thông đường bộ. Rất nhiều thành phố có làn đường riêng cho xe đạp trên những
tuyến phố chính. Một chiếc xe đạp có giá khoảng 170euro. Một số thành phố đã
triển khai dịch vụ 1 euro/ 1 ngày tuy nhiên giá này cũng tùy thuộc vào từng
thành phố.
Lưu ý: việc đội mũ bảo
hiểm không phải là bắt buộc đối với người đi xe đạp tuy nhiên khi trời tối, xe
đạp bắt buộc phải được trang bị đèn phía trước và phía sau.