Đôi nét về cuộc sống tại Pháp

 

1. Chất lượng cuộc sống

Học tập tại Pháp cũng đồng nghĩa với việc sống và tận hưởng mỗi ngày nghệ thuật sống kiểu Pháp, sự giàu có của một nền văn hóa được thế giới công nhận, tất cả các hoạt động giải trí tại mỗi một thành phố hay sự đa dạng và vẻ đẹp của các di sản tự nhiên và lịch sử. Bên cạnh chất lượng của hệ thống giáo dục, nước Pháp còn mang đến cho các bạn sinh viên quốc tế rất nhiều điều khác. 

* Một chất lượng cuộc sống tuyệt vời

Một hệ thống y tế tiên tiến, được WHO xếp vào hàng đầu.

Một trong những nơi có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (82,4 tuổi)

Luật lao động dành sự ưu tiên cho giải trí (tuần làm việc 35 giờ và 5 tuần nghỉ phép) với mức lương tối thiểu thuộc hàng cao nhất thế giới (9.88 e euros trước thuế/giờ)

Một mạng lưới giao thông công cộng hiệu quả

Một mạng lưới internet hiệu quả và có giá rẻ nhất trên thế giới.

* Tiếp cận với văn hóa và thể thao

Với 203 triệu lượt xem vào năm 2012 tại hơn 2000 phòng chiếu phim ( trong đó có 140 trung tâm chiếu phim lớn), hơn 320000 chương trình biểu diễn nghệ thuật một năm ( rạp hát quốc gia, rạp hát công công, sân khấu quốc gia và rạp hát tư nhân) và 1200 bảo tàng, miễn phí vé vào cửa vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng, các hoạt động văn hóa hòa nhịp với cuộc sống thường nhật tại Paris cũng như tại các tỉnh. Ngoài ra, các hoạt động như lễ hội âm nhạc, nhạc kịch và khiêu vũ, các sự kiện khoa học, ẩm thực, thể thao và văn học cũng góp phần làm sôi động thêm các hoạt động văn hóa được cả thế giới biết đến này.

Tất cả các địa điểm văn hóa đều giảm giá cho sinh viên và cung cấp hình thức vé tháng. Tư cách sinh viên cũng giúp bạn tiếp cận thuận lợi hơn với các hoạt động thể thao: sinh viên được ưu tiên tiếp cận với các cơ sở thể thao và các hiệp hội thể thao tại các trường học và trường đại học hoạt động rất tích cực.

Các cơ sở giảng dạy đại học thường nằm ở trung tâm của thành phố: viện bảo tàng, hiệu sách, rạp chiếu phim, rạp hát hay các quán cà phê đều năm không xa các trường Đại học Liên kết hữu ích:

+      Bộ văn hóa: www.culture.fr/

+ Liên đoàn lễ hội âm nhạc quốc tế của Pháp: www.francefestivals.com

Trung tâm di tích quốc gia: www.monuments-nationaux.fr/fr/monuments/carte-des-monuments

Danh sách các viện bảo tàng quốc gia: www.rmn.fr/les-activites-de-la-rmn-gp/nos-musees

TV5 Monde, kênh truyền hình quốc tế bằng tiếng pháp: www.tv5.org

France 24, kênh thông tin quốc tế được cập nhật liên tục của Pháp( bằng tiếng pháp, tiếng anh, và tiếng ả rập): www.france24.com

Radio France, các kênh phát thanh công cộng: www.radiofrance.fr

Radio France Internationale (RFI)(44 triệu thính giả trên thế giới): www.rfi.fr

2. Cuôc sống hàng ngày

* Nhịp sống

Tuần làm việc tại Pháp được quy định là 35 giờ với giờ giấc thay đổi tùy theo từng nghề, thường đối với các văn phòng sẽ là từ 9 giờ đến 12 giờ 30 và từ 14 giờ đến 18h. Cần lưu ý rằng giờ nghỉ trưa tại Pháp có vị trí rất quan trọng: rất ít nơi mở cửa trong khoảng “12 giờ trưa và 2 giờ chiêu” Tại Pháp, có 3 bữa ăn chính trong một ngày. Bữa sáng từ 8 giờ, bữa trưa từ 12 giờ đến 13 giờ, bữa tối vào khoảng 20 giờ. Đối với trẻ em, có thêm một bữa ăn nhẹ vào khoảng 16 giờ.

Thời gian nghỉ cuối tuần kéo dài từ thứ bảy tới chủ nhật. Năm mới bắt đầu vào tháng một và năm học bắt đầu vào tháng chín và kết thúc vào tháng sáu.

* Các kỳ nghỉ và ngày lễ

Lịch học cụ thể tùy thuộc vào mỗi một cơ sở đào tạo.

o Năm học mới thường bắt đầu vào tháng Chín: các khóa học thường bắt đầu vào giưa hoặc cuối tháng chín. Năm học được chia làm hai học kì: tháng chín-tháng một ( kì một) và tháng hai-tháng sáu ( kì hai)

o   Kì một: nghỉ Noel ( 2 tuần cuối tháng mười hai), các lớp học mở lại và sau đó là kì thi ( nửa sau của tháng 1), sau kì thi có thể có một tuần nghỉ giữa 2 kì.

o   Kì hai: 2 tuần nghỉ vào tháng tư ( lễ Phục sinh), sau đó là thi học kì hai vào tháng sáu, sau kì thi này có thể có một kì thi lại. Các kì thi lại này thường được tổ chức vào tháng sau hoặc tháng chín, ngay trước khi bắt đầu năm học mới.

o   Ngoài ra sẽ có thêm 11 ngày nghỉ lễ của năm dương lịch: ngày mùng 1 tháng một, ngày mùng 1 tháng năm, mùng 8 tháng năm, 14 tháng bảy, 15 tháng tám, mùng 1 tháng mười một, 11 tháng mười một, 25 tháng mười hai, thứ hai của lễ Phục sinh trong tháng tư, thứ năm của lễ Ascension ( Chúa lên trời) trong tháng năm, thứ hai của lễ Pentecote vào tháng năm hoặc tháng sáu.

* Ứng xử văn hóa

Người Pháp rất coi trọng phép lịch sự. Khi bạn học tại Pháp, bạn nên biết một số quy tắc sau. Nếu bạn không tôn trọng những quy tắc này, các giáo viên và bạn học rất có thể sẽ cho rằng bạn thiếu sự tôn trọng. Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích dành cho bạn:

o   Cần đúng giờ khi đi học và trong các cuộc hẹn.

o   Không được sử dụng điện thoại di động trong giờ học và tại các địa điểm cần sự yên tĩnh ( thư viện, nhà hàng, xe bus…). Bạn cần phải đặt điện thoại ở chế độ im lặng hoặc rung trong giờ học.

o   Người Pháp sử dụng rất nhiều các từ như “xin chào” (bonjour) và “tạm  biệt”(au-revoir) để chào hỏi nhau (trong giờ học, các cửa hàng, giữa bạn bè vơi nhau…) và khi yêu cầu  một điều gì đó cần phải nói “xin vui lòng” (s’il vous plait!), “cảm ơn” (Merci) và “xin lỗi” (pardon! Hay excusez-moi!)

o   Nên thông báo trước với giáo viên nếu bạn phải vắng mặt trong một buổi học đặt biệt là với những buổi học có ít học viên tham gia ( giờ thực hành, giờ làm bài tập, các buổi học tại các lớp IUT, BTS, Master…)

o   Không cần thiết phải mặc những bộ đồ trang trọng khi đi học nhưng nên bỏ mũ khi vào lớp.

o   Không nên ăn trong giờ học nhưng thường thì những đồ uống lạnh (dạng lon hoặc đóng chai) hoặc nóng ( trong chén hoặc phích ) đều có thể được sử dụng.

o   Bạn có thể sử dụng máy tính xách tay hoặc máy tính bảng để ghi chép tuy nhiên không được phép sử dụng Internet hoặc làm những việc khác ngoài nghe giảng.

3. Đời sống cộng đồng

Nước Pháp có khoảng hơn 2 triệu hiệp hội. Loại hình tổ chứ xã hội có vai trò quan trọng trên toàn bộ lãnh thổ này rất năng động trong mọi lĩnh vực của đời sống: nghệ thuật và văn hóa, môi trường, việc làm, các hoạt động hỗ trợ, thể thao, y tế, chính trị….

Sự năng động này được quan sát thấy cả trong giới sinh viên. Các hiệp hội sinh viên rất năng động và tổ chức nhiều hoạt động phù hợp với đủ loại thị hiếu: lễ hội, gala, triển lãm, hòa nhạc, hội nghị, du lịch cuối tuần, dạ hội…

Các hoạt động này giúp sinh viên có cơ hội gặp gỡ, tổ chức cuộc sống ngoại khóa, đồng thời tham gia các hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực như nhân đạo, thể thao, kinh tế, văn hóa và đảm nhận những vai trò khác nhau như chủ trì một buổi lễ hội, thủ quỹ của một Doanh nghiệp trẻ hoặc phụ trách truyền thông cho một dự án văn hóa…. Đó là rất nhiều các hoạt động có giá trị đối với một bản sơ yếu lí lịch

Ngoài ra còn có rất nhiều hội cựu học sinh (alumni) giúp các bạn giữ được liên lạc và thiết lập được các mạng lưới hiệp hội. www.anciens-eleves.net

* Trường đại học

Tại các trường đại học thường có tới hàng chục hiệp hội văn hóa, thể thao, công đoàn, hiệp hội sinh viên hay hội các sinh viên đã tốt nghiệp. Một số hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực đón tiếp sinh viên mới và hỗ trợ hòa nhập cho các sinh viên quốc tế hoặc điều hành hoạt động của các hợp tác xã sinh viên ( cung cấp dịch vụ, cà phê, tờ rơi…)

Quỹ Đoàn kết và phát triển sáng kiến sinh viên (FSDIE) của trường đại học là bên hỗ trợ cho việc tổ chức các hoạt động của hiệp hội trên.Animafac, mạng lưới trao đổi kinh nghiệm và trung tâm nguồn lực vì các sáng kiến của sinh viên cung cấp các công cụ phát triển tập thể cho hơn 12000 hiệp hội sinh viên: www.animafac.net

* Các trường lớn

Tại các trường lớn, văn phòng sinh viên (BDE) là tổ chức do sinh viên bầu ra. Văn phòng này chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động ngoại khóa: dạ hội sinh viên, đón tiếp các học viên mới, sự kiện văn hóa, quản lý các quán cà phê hoặc hợp tác xã sinh viên. Các trường lớn thường có các hiệp hội hoạt động vì mục đích nghề nghiệp, đó là nhữngvườn ươm doanh nghiệp hoặc dự án, qua đó sinh viên có thể chuẩn bị cho tương lai và có được những kinh nghiệm hữu ích trên thị trường lao động.

4. Đời sống văn hóa

Đời sống văn hóa sôi động tại Pháp giúp bạn có thể tiếp cận với thể thao và văn hóa mỗi ngày. Đây chính là một trong những yếu tố góp phần làm nên nước Pháp như một trong những điểm đến du lịch hàng đầu thế giới.

Ngoài ra, các hoạt động như lễ hội âm nhạc, nhạc kịch và khiêu vũ cũng như rất nhiều các sự kiện khoa học, ẩm thực, thể thao và văn học làm cho đời sống văn hóa thêm sôi động và giúp mọi người đều có thể tiếp cận. Tất cả các địa điểm văn hóa đều có chương trình giảm giá cho sinh viên và cung cấp các hình thức vé tháng.

Tư cách sinh viên cũng giúp tiếp cận thuận lợi hơn với các hoạt động thể thao: sinh viên được ưu tiên tiếp cận với các cơ sở thể thao và các hiệp hội thể thao tại các trường học và trường đại học cũng hoạt động rất tích cực, đặc biệt là tại các tỉnh nơi các trường đại học được trang bị cơ sở hạ tầng thể thao rất hiện đại.

Các trường đại học thường nằm tại trung tâm thành phố, không xa các viện bảo tàng, hiệu sách, rạp chiếu phim, rạp hát hay các quán cà phê. Các tỉnh và thành phố nhỏ khác không nằm ngoài sự năng động sáng tạo này: lễ hội âm nhạc (Vieilles Charrues tại Carhaix, Folles journées tại Nantes, Eurokéennes tại Belfort, Jazz tại Marciac, Transmusicales tại Rennes), điện ảnh (Cannes, Deauville, Avoriaz, Cognac), khiêu vũ ( Biennale de la Danse tại Lyon, la Part des Anges tại Bordeaux…), sân khấu (Avignon, Aurillac) truyện tranh (Angoulême) cũng như các sự kiện quốc gia ( Ngày lễ Di sản, Lễ hội Âm nhạc 21 tháng sáu) diễn ra suốt năm: www.francefestivals.com

* Điện ảnh

 654 bộ phim ra rạp năm 2012 ( trong đó có 322 bộ phim Pháp) với tổng lượt vé lên tới 212 triệu.

* Sân khấu

Khoảng hơn 30000 lượt biểu diễn mỗi năm bao gồm cả tác phẩm cổ điển và đương đại tại các rạp hát quốc gia, các rạp công cộng và ở các vùng, các sân khấu quốc gia và tư nhân. www.culture.fr> Théâtre/Danse35000 lượt biểu diễn và 19 triệu lượt khách trong các chương trình tạp kỹ và âm nhạc cho thấy sự gắn bó của nước Pháp với sự sáng tạo trong âm nhạc.

Nền công nghệ âm nhạc cũng rất phát triển với gần 1000 album được phát hành hàng năm và 10000 tác phẩm được đưa vào Bảo tàng Quốc gia Pháp. www.culture.fr > Musique/Concert.

Liên đoàn lễ hội âm nhạc quốc tế của Pháp: www.francefestivals.com

Thông tin âm nhạc: www.mediatheque.cite-musique.fr > Répertoire de sites > Diffusion. www.sacem.fr/

* Bảo tàng và di sản

Pháp có hơn 7000 viện bảo tàng thu hút hàng chục triệu du khách mỗi năm. Bảo tàng Louvre là nơi thu hút nhiều du khách nhất thế giới với hơn 8 triệu lượt khách một năm.

Phần lớn các thành phố tại các tỉnh đều có một hoặc nhiều viện bảo tàng. Danh sách các viện bảo tàng quốc gia: www.rmn.fr/

Nếu như tháp Eiffel là địa điểm được viếng thăm nhiều nhất, bên cạnh đó 38000 di sản hiện được Bộ Văn hóa và Truyền thông bảo tồn như các di tích lịch sử (Châteaux de la Loire, Mont Saint Michel, Château d’IF, Arènes de N-mes, Port de la Rochelle) và mở cửa đón du khách khắp nơi trên đất Pháp. Các viện bảo tàng quốc gia thường đóng cửa vào thứ ba.

* Sách

72139 đầu sách được xuất bản vào năm 2012 và 450 triệu bản được bán ra. Sách bỏ túi, loại hình sản phẩm tiết kiệm được tất cả các nhà xuất bản lựa chọn và biến sách trở thành điều trong tầm tay của mọi túi tiền: 6 euro. Rất nhiều sự kiện về sách được tổ chức như Triển lãm sách. Điểm dừng chân của sách tại các tỉnh cũng như Paris, cho thấy mối quan tâm còn rất lớn của người Pháp đối với văn hóa đọc.

* Báo chí

Đặc trưng của báo chí tại Pháp chính là sự đa dạng với nhiều loại tạp chí chuyên ngành , các loại nhật báo cũng như các hình thức phát hành ( nhật báo miễn phí, nhật báo, báo quốc gia, vùng, tuần, tháng,…) Mỗi một thành phố và mỗi vùng đều có một tờ báo riêng cung cấp các thông tin của quốc gia, quốc tế cũng như của vùng, thậm chí là những thông tin rất địa phương: Sud-Ouest tại Aquitaine, Ouest-France tại Bretagne, Normandie và Pays de la Loire, La Prvence tại Marseille…

TV5 Monde, kênh truyền hình quốc tế bằng tiếng Pháp: www.tv5.org

France24, kênh thông tin quốc tế được cập nhật liên tục của Pháp ( tiếng Pháp, tiếng Anh và tiếng Ả Rập): www.france24.com

* Thư viện

Nước Pháp có gần 3000 thư viện thành phố và 100 thư viện cấp tỉnh. Bạn có thể đăng kýmiễn phí tại thư viện nơi bạn cư trú. Thẻ thư viện cho phép bạn sử dụng tất cả các thư viện thành phố và sẽ được cấp khi bạn xuất trình đủ 2 loại giấy tờ chứng minh nơi cư trú.

Danh sách các thư viện công cộng www.culture.gouv.fr/documentation/bibrep/pres.htm

* Thư viện của Trường Đại học-BU:

Mỗi một trường đại học đều có ít nhất một thư viện. Giờ mở cửa có thể khác nhau và có thể kéo dài tới 22 giờ hoặc bao gồm cả ngày chủ nhật. Hiện tại Pháp có 127 thư viện tại các trường đại học và các cơ sở đào tạo với hơn 40 triệu đầu sách. Catalogue của Hệ thống Tư liệu đại học:www.sudoc.abes.fr

* Thể thao

Ngoài các khu thể thao của các trường đại học (SUAPS) còn có rất nhiều các khu liên hiệp thể thao công cộng.

Có tới hàng nghìn tổ chức bạn có thể tham gia để luyện tập và tiếp cận với các trang thiết bị thể thao. Phí ghi danh là không đáng kể và bạn sẽ phải xuất trình một giấy chứng nhận sức khỏe trong vòng hai tháng gần nhất. Đăng ký được tiến hành vào tháng sáu và tháng chín. Vé vào bể bơi của thành phố có giá rất hợp lý. www.sports.gouv.fr

 

 

Sống tại Pháp: Văn hoá & Trải nghiệm




  • Về Chúng Tôi





    Công Ty CP Đầu tư Giáo dục và Đào tạo Quốc tế VIETCOM

    Địa chỉ: Số 1, Lô A17 Khu đô thị Lê Trọng Tấn Geleximco, Hà Nội.
    Điện thoại: (024) 377 16812
    Fax: (024) 37714410
    Email: vietcomedu@gmail.com

                duhocvietcom@gmail.com
    Website: www.vietcom.edu.vn

  • Đối Tác

  • Sơ Đồ Đường Đi